Tuân thủ pháp luật là gì?
Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết đối với Nhà nước và mỗi cá nhân. Theo đó những khái niệm như tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật hay áp dụng pháp luật chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe đâu đó nhắc đến. Vậy tuân thủ pháp luật là gì? Hãy cùng giải đáp qua nội dung bài viết của TBT Việt Nam để có câu trả lời.
Tuân thủ pháp luật là gì?
Hiện nay bất kỳ ai sống trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội đều cần thực hiện pháp luật. Theo đó thực hiện pháp luật được hiểu là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện. Thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức như sau:
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Thi hành (chấp hành) pháp luật;
+ Sử dụng (vận dụng) pháp luật;
+ Áp dụng pháp luật.
Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Tuân thủ pháp luật là việc chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện những điều mà pháp luật cấm thực hiện.
Đối với hành vi của con người là sự biểu hiện ra bên ngoài của nhận thức, và nhận thức thế nào thì hành vi sẽ thực hiện theo như vậy. Nhưng, hành vi còn có tính phản xạ bản năng, tức là làm theo bản năng. Do đó tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của bản thân mình trước pháp luật để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay việc tuân thủ pháp luật trong một bộ phận lớn của dân chúng chưa trở thành một phản xạ bản năng và mặc định trong ý thức, nên việc tuân thủ pháp luật còn khá tùy hứng, và việc vi phạm pháp luật vẫn còn là hiện tượng “rất bình thường” và không bị coi là phản cảm trong xã hội.
Đặc điểm của tuân thủ pháp luật
Ngoài việc giải đáp Tuân thủ pháp luật là gì thì đặc điểm của tuân thủ pháp luật sẽ được chúng tôi giải đáp để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Về bản chất của tuân thủ pháp luật có thể thấy đây là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”. Tức chủ thể nhận thức được các hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm không cho phép. Ví như hiện pháp luật Việt Nam cấm hành vi mua, bán dâm thì các chủ thể “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.
Đối với tuân thủ pháp luật được pháp luật quy định chủ thể thực hiện là mọi chủ thể. Ai sống trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội và trong quan hệ cộng đồng đều cần tuân thủ pháp luật. Vấn đề này không phải riêng ai và không loại trừ chủ thể nào.
Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán.Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó cùng với thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì tuân thủ pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Để làm rõ hơn và giúp độc giả hiểu hơn về tuân thủ pháp luật là gì bài viết xin đưa ra ví dụ cụ thể để bạn đọc hiểu hơn.
Pháp luật cấm cán bộ, công chức viên chức không nhận hối lộ thì tuân thủ pháp luật là hành vi chủ thể đó kiềm chế mình để không thực hiện nhận hối lộ.
Pháp luật cấm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ như cấm vượt đèn đỏ, cấm đi ngược chiều,… thì tuân thủ pháp luật là hành vi mọi chủ thể kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi vi phạm trật tự giao thông đường bộ.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Tuân thủ pháp luật là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ.
Đọc thêm các thông tin mới tại: https://topphanmem.info/
Bài viết Tuân thủ pháp luật là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOPPHANMEM.INFO.
Nguồn:
https://topphanmem.info/tuan-thu-phap-luat-la-gi/
Xem thêm tại:
https://topphanmeminfo.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét